Vietnam Real Estate
Đang tải dữ liệu...


 Trang chủ | Giới thiệu | Thư viện pháp luật | Hỏi / Đáp | Liên hệ 
Giới thiệu
Tin tổng hợp
Tin chuyên ngành
Văn bản chỉ đạo điều hành
Hỏi đáp

Chương trình 167 giai đoạn II: Hỗ trợ 500.000 hộ nghèo về nhà ở

Báo Xây dựng   
10:08' AM - Thứ hai, 03/12/2012

Bộ Xây dựng vừa hoàn tất Dự thảo, trình Chính phủ phê duyệt và ban hành chính sách tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo về nhà ởtheo chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 (Chương trình 167 giai đoạn 2). Mục tiêu trong giai đoạn này là tiếp tục hỗ trợ nhà ở cho khoảng 500.000 hộ nghèo, tạo điều kiện để các hộ nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững.

Nâng mức hỗ trợ, mở rộng đối tượng thụ hưởng

Về cơ bản, cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015 sẽ được thực hiện tương tự như cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đang triển khai theo Quyết định 167 và Quyết định 67, chỉ có một số nội dung điều chỉnh, đặc biệt là mức hỗ trợ và mức vay cần tăng lên để đảm bảo phù hợp hơn với giá cả hiện nay.

Theo phân tích của Bộ Xây dựng tại tờ trình,tại thời điểm năm 2008 (năm ban hành Quyết định 167) thì giá thành căn nhà diện tích 24 m2, tuổi thọ từ 10 năm trở lên là khoảng 23-24 triệu đồng, trong đó chi phí vật liệu chính khoảng 15-16 triệu đồng, chi phí vật liệu phụ và nhân công khoảng 8 triệu đồng. Sau 4 năm, đến nay, giá vật liệu xây dựng tăng 64%, chi phí nhân công cũng tăng so với trước. Như vậy, mức hỗ trợ và mức vay theo quy định của Quyết định 167 đến nay không còn phù hợp, thấp nhiều so với thực tế, nhất là tại những huyện nghèo và những xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.Theo tính toán, tại thời điểm hiện nay, để xây dựng căn nhà có diện tích tối thiểu 24 m2, tuổi thọ 10 năm trở lên thì chi phí vật liệu và nhân công khoảng 36 - 37 triệu đồng, trong đó chi phí vật liệu chính khoảng 24-25 triệu đồng, chi phí vật liệu phụ và nhân công khoảng 12 triệu đồng.

Vì vậy, chính sách mới đã điều chỉnh mức hỗ trợ và mức vay phù hợp với hệ số trượt giá, nhất là hệ số trượt giá vật liệu xây dựng để căn nhà có diện tích và chất lượng đảm bảo như quy định tại Quyết định 167: Theo đó ngân sách nhà nước hỗ trợ với mức 10 triệu đồng/hộ (những hộ cư trú tại vùng khó khăn theo Quyết định 30 thì Ngân sách nhà nước hỗ trợ với mức 12 triệu đồng/hộ, những hộ cư trú tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn thì Ngân sách nhà nước hỗ trợ với mức 14 triệu đồng/hộ). Đối với những hộ đã được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách khác nhưng nhà ở bị hư hỏng, xuống cấp thì Ngân sách nhà nước hỗ trợ với mức 5 triệu đồng/hộ; đối với những hộ có nhà ở đã bị sập đổ do thiên tai thì thì Ngân sách nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ; đối với những hộ khu vực miền Trung thuộc diện được hỗ trợ chòi phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định 716 nhưng có khó khăn về nhà ở thì Ngân sách nhà nước hỗ trợ với mức 5 triệu đồng/hộ.

Tất cả những hộ thuộc diện đối tượng nêu trên nếu có nhu cầu thì được vay ưu đãi với mức tối đa 15 triệu đồng/hộ. Ngoài vốn Ngân sách nhà nước và vốn vay thì các hộ gia đình tham gia đóng góp và huy động từ cộng đồng khoảng 12 triệu đồng/hộ.

Tiêu chí quy định đối tượng thụ hưởng chính sách tương tự như quy định tại Quyết định 167 và Quyết định 67, tuy nhiên để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, Bộ Xây dựng đề nghị bổ sung tiêu chí quy định đối tượng được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình 167 giai đoạn 2. Theo đó hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định của Quyết định này phải có đủ các điều kiện sau: Là hộ nghèo thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở phải là hộ độc lập có thời gian tối thiểu 02 năm tính từ thời điểm tách hộ đến khi chính sách có hiệu lực thi hành; Hộ nghèo đã được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác có thời gian từ 8 năm trở lên tính đến thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành nhưng nay nhà ở đã hư hỏng, dột nát; Hộ nghèo đã được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác, nhưng nay đã bị mất nhà ở hoặc nhà ở bị sập đổ hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ do thiên tai gây ra như bão, lũ, lụt, động đất, sạt lở đất, hoả hoạn...; Hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định 716 về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung nhưng có khó khăn về nhà ở.

Về quy định diện tích sử dụng tối thiểu, theo Quyết định 167 thì những căn nhà hỗ trợ phải có diện tích tối thiểu là 24 m2, chính sách mới bổ sung thêm quy định đối với những hộ độc thân không nơi nương tựa, có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn so với mức quy định chung nhưng không thấp hơn 18 m2

Cần nguồn vốn gần 19.000 tỷ đồng

Theo thông kế, hiện cả nước có khoảng 510.000 hộ nghèo đang khó khăn về nhà ở, nhà ở tạm bợ, dột nát hoặc chưa có nhà ở. Trong số đó khoảng 47% cư trú tại vùng không khó khăn (tương đương 241.400 hộ), khoảng 25% số hộ cư trú tại vùng khó khăn theo Quyết định 30 (tương đương 126.100 hộ) và khoảng 28% số hộ cư trú tại các thôn (bản) đặc biệt khó khăn (tương đương 143.200 hộ).Căn cứ mức hỗ trợ, mức vay đề xuất và số hộ thuộc diện đối tượng xác định nói trên, dự kiến tổng cộng vốn Ngân sách Nhà nước cần 5.052.800 triệu đồng, trong đó Ngân sách trung ương hỗ trợ khoảng: 4.724.400 triệu đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ khoảng: 328.400 triệu đồng. Bên cạnh đó với mức vay 15 triệu đồng/hộ thì cần khoảng 7.660.000 triệu đồng từ ngân hàng chính sách. Ngoài ra, vốn huy động từ cộng đồng và đóng góp của hộ gia đình cần khoảng 6.128.000 triệu đồng. Vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương quy định theo tỷ lệ: Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% theo mức quy định đối với địa phương có khó khăn về ngân sách, phải nhận bổ sung cân đối từ Ngân sách trung ương trên 70% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2012; Ngân sách trung ương hỗ trợ 95%, Ngân sách địa phương hỗ trợ 5% theo mức quy định đối với địa phương có khó khăn về ngân sách, phải nhận bổ sung cân đối từ Ngân sách trung ương từ 50% - 70% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2012; Ngân sách trung ương hỗ trợ 90%, ngân sách địa phương hỗ trợ 10% theo mức quy định đối với địa phương có khó khăn về ngân sách, phải nhận bổ sung cân đối từ Ngân sách trung ương dưới 50% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2012; Ngân sách trung ương hỗ trợ 80%, Ngân sách địa phương hỗ trợ 20% theo mức quy định đối với địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về Ngân sách trung ương.

Đối với nguồn vốn cho vay, ngân sách trung ương cấp 50% trên tổng số vốn vay cho ngân hàng Chính sách xã hội, 50% còn lại do ngân hàng Chính sách xã hội huy động. Người dân đượcvay mức tối đa 15 triệu đồng/hộ, lãi suất vay 3%/năm. Thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay.

Tuỳ điều kiện cụ thể, địa phương hỗ trợ thêm từ Ngân sách địa phương để nâng cao chất lượng nhà ở cho hộ nghèo./.

Số lượt đọc:  386  -  Cập nhật lần cuối:  03/12/2012 10:08:56 AM
Bài mới:  
Bài khác:
Văn bản mới
Quyết định Ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 474/QĐ-TTg ngày 30/04/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019-2020
Ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019
Thông tư số 28/2016/TT-BXD ngày 15/12/2016 của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 10/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Xây dựng quy định việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận
Thông tư số 27/2016/TT-BXD ngày 15/12/2016 của Bộ Xây dựng về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất độn
Thông tư số 21/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
 Trang chủ | Giới thiệu | Thư viện pháp luật | Hỏi / Đáp | Liên hệ